Danh sách tin

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

rước hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách thức, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976. 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước dự Đại hội. Trong số đại biểu đó có 214 đại biểu vào Đảng trước Cách mạng tháng Tám 1945, 200 đại biểu đã từng bị đế quốc giam cầm, 39 đại biểu là anh hùng các lực lượng vũ trang và anh hùng lao động, 142 đại biểu là nữ, 98 đại biểu đại diện các dân tộc thiểu số… Đến dự Đại hội còn có 29 đoàn đại biểu các Đảng cộng sản, Đảng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc và các tổ chức quốc tế.

Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Hôm nay, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng ta khai mạc giữa lúc toàn dân ta vui vẻ chào mừng ngày kỷ niệm 15 nǎm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại hội Đảng ta lần này có hơn 500 đại biểu thay mặt 50 vạn đảng viên trong cả nước, tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh anh dũng của Đảng ta trong 30 nǎm nay. Thay mặt Trung ương, tôi thân ái chào mừng các đồng chí, chào mừng tất cả các đảng viên yêu mến của Đảng ta, chào mừng đại biểu Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III

Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân oanh liệt của mấy chục triệu nhân dân nước ta. Nó đã xoá bỏ chính quyền Nhà nước của thực dân và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nhà nước độc lập, dân chủ thật sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nước ta. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thành công rực rỡ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng gần một trǎm nǎm của nhân dân ta. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Việt-nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn do Đảng ta vạch ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện.

Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua)

Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Đảng gồm những người giác ngộ tiên tiến, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhất trong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và các tầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng mà phấn đấu. Đảng đại biểu quyền lợi của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu quyền lợi của nhân dân lao động và quyền lợi của dân tộc. Mục đích của Đảng là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.

Báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III

Trong 30 nǎm qua, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã lãnh đạo giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam trải qua những đoạn đường cách mạng đầy khó khǎn gian khổ nhưng cũng đầy thắng lợi vẻ vang. Cách mạng Tháng Tám thành công và kháng chiến thắng lợi đã phá bỏ xiềng xích nô lệ ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến đầu tiên trên thế giới, đã thay đổi về cǎn bản bộ mặt chính trị và xã hội nước ta, và hiện nay trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, Đảng ta đang lãnh đạo nhân dân toàn quốc tiến tới những thắng lợi vĩ đại, huy hoàng hơn nữa.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới

Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng nhất trí nhận định rằng, hơn 9 nǎm qua, từ Đại hội lần thứ II đến Đại hội lần này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Trong tổng số các đại biểu tham dự Đại hội có 50% số đại biểu là các đảng viên đã tham gia cách mạng từ khi Đảng còn hoạt động bí mật, tất cả các đại biểu đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, nhiều đại biểu là anh hùng và chiến sĩ thi đua, là đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học... Gần 20 đoàn đại biểu quốc tế, đại biểu của Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ và các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tới dự Đại hội.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ III

Thời gian: Từ 5 đến 10-9-1960 Địa điểm: Thủ đô Hà Nội Số lượng đảng viên trong cả nước: 500.000 Số lượng tham dự Đại hội: 525 đại biểu Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh Bí thư Thứ nhất được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 47 uỷ viên. Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 11 uỷ viên Nhiệm vụ chính: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 12-9-1960.

Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam Đại hội Lần thứ II của Đảng

Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.

Tin báo chí