Đại hội Đảng IX: Huy động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội tổng kết 15 năm đổi mới, rút ra bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển, hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (19 -22/4/2001), tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 22 Đại hội đồng Tổ chức Liên nghị viện ASEAN (AIPO-22) diễn ra tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 2-7/9/2001. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Hà Lan Wim Kok duyệt đội danh dự tại Lễ đón trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan từ ngày 14-16/10/2001. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đón Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức CHLB Đức, tháng 10/2001. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đức Lương đọc Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa X, ngày 23/11/2001. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPO-23 Nguyễn Văn An trao giải thưởng cho Giáo sư Prasop Ratanakorn (Thái Lan) tại phiên bế mạc AIPO 23, ngày 11/9/2002, tại Hà Nội. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Tổng thống Pháp Jacques Chirac hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 28/10/2002. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Koizumi Junichiro trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tháng 10/2002. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Thủ tướng Phan Văn Khải (thứ ba, từ trái sang) tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8, được tổ chức trong 2 ngày 4-5/11/2002, tại Phnom Penh (Campuchia). (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Tại Đại hội Đảng IX, Đảng đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, nhất là đối với kinh tế Nhà nước, nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, coi đó là động lực vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong ảnh: Công ty May Sông Hồng (Nam Định) giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ. (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN)
Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố (Bà Rịa-Vũng Tàu) phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Làng văn hoá các dân tộc tỉnh Vân Nam, trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7-11/4/2003. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Thủ tướng Phan Văn Khải (thứ hai, từ trái sang) và các Trưởng đoàn tại Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9, ngày 7/10/2003, tại Bali, Indonesia. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành tại lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22, ngày 5/12/2003 trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời SVĐ quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) trong lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22, ngày 5/12/2003, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh: Quang Minh/TTXVN)
Pencak Silat - môn mang về nhiều HCV cho đoàn thể thao Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22 năm 2003, lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. (Ảnh: Quang Hải/TTXVN)
Vật tự do - môn mang về nhiều HCV cho đoàn thể thao Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22 - năm 2003, lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. (Ảnh: Quang Hải/TTXVN)
Các vận động viên điền kinh Việt Nam thi đấu thành công tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22 - năm 2003, lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Trường/TTXVN)
Phát triển trồng cây hồ tiêu ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (năm 2003). (Ảnh: Thanh Phàn/TTXVN)
Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tháng 12/2003. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Đức Gerhard Schröder trả lời báo chí nhân chuyến thăm chính thức CHLB Đức, tháng 3/2004. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Thủ tướng Anh Tony Blair tiếp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Vương quốc Anh, tháng 5/2004. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đức Lương hội đàm với Tổng thống Pháp Jacques Chirac, ngày 6/10/2004, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5), tháng 10/2004. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đức Lương hội đàm với Tổng thống Pháp Jacques Chirac, ngày 6/10/2004, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham d
Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn sau khi gia nhập ASEAN (1995), trong đó có tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5), ngày 8-9/10/2004 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Điểm bưu điện văn hóa xã Tả Phời (Lào Cai) phục vụ đồng bào dân tộc nắm bắt thông tin, nâng cao dân trí, phát triển sản xuất. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Gia đình 4 thế hệ của ông Lò Văn Hương, đạt gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (2004). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Tại Đại hội Đảng IX, Đảng đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, nhất là đối với kinh tế Nhà nước, nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, coi đó là động lực vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong ảnh: Sản xuất sợi chất lượng cao ở Công ty Dệt Nam Định (2004). (Ảnh: Cẩm Bình/TTXVN)
Mở đường vào vùng sâu Ia Mơ nông, huyện Chư Parh (Gia Lai) để phát triển kinh tế, văn hóa cho đồng bào dân tộc (2004). (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)
Nâng cấp đường vào trung tâm xã Sủng Là, huyện vùng cao Đồng Văn (Hà Giang) bằng nguồn vốn 135 (năm 2004). (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Sử dụng máy cơ giới nâng cao hiệu quả canh tác và sản xuất lúa ở Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai (2004). (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)
Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ngày càng được cải thiện (2004). (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Trong ảnh: Xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Nguyễn Thụ/TTXVN)
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng dự khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 8/3/2005. (Ảnh: Quang Hải/TTXVN)
Phiên đấu giá cổ phần Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (Tổng Công ty điện lực Việt Nam), tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 10/3/2005. (Ảnh: Quang Hải/TTXVN)
Tổng thống Jacques Chirac đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 7/6/2005, tại Điện Elysee ở Thủ đô Paris. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Thủ tướng Phan Văn Khải hội đàm với Tổng thống G.J.Bush tại Nhà Trắng, ngày 21/6/2005. Đây là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Sàn giao dịch chứng khoán New York, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 19-25/6/2005. (Ảnh: AFP/TTXVN phát)
Thủ tướng Phan Văn Khải cùng lãnh đạo cấp cao ASEAN tham dự Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng Hiến chương ASEAN, ngày 12/12/2005, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)
Công ty TNHH Advanex Việt Nam (vốn đầu tư Thái Lan) hoạt động tại Khu Công nghiệp Phúc Điền (Hải Dương), chuyên sản xuất các loại lò so (cuốn, dập), linh kiện cơ khí…chất lượng cao, cung cấp cho các nhà máy với công suất 600 triệu linh kiện/năm. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Sau ngày đất nước thống nhất, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mang sứ mệnh lịch sử mới - tuyến đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành tuyến quốc lộ xuyên Việt hiện đại thứ hai phía Tây đất nước, phục vụ cho thời kỳ hội nhập, phát triển và củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. Trong ảnh: Cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 của đường Hồ Chí Minh trong thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội IX với quy mô 2 làn xe, đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Tập đoàn Ciputra (Indonesia) sớm đầu tư vào Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi - một trong những khu đô thị khép kín hiện đại nhất Hà Nội, với vốn đầu tư đăng ký ban đầu 2,1 tỷ USD. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Công ty Khí hóa lỏng Thăng Long (Hải Phòng) 100% vốn Malaysia do Tổng công ty Khí quốc gia Petronas điều hành. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)
Công ty giấy Vina Kraft (KCN Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương), nhà sản xuất bao bì lớn nhất tại Việt Nam với công suất nửa triệu tấn/năm, do Tập đoàn SCG của Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. (Ảnh: Quách Lắm/TTXVN)
Ngày 13/9/2005, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công ở Long Đất (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Ngày 12/2/2004, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, ngày 12/9/2003. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hỏi chiến sỹ đoàn bay Thành Sơn, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận từ ngày 18-20/7/2003. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Công ty Xuất khẩu nông sản Ninh Thuận, ngày 20/7/2003. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thị sát tàu ngầm của bộ đội Hải quân, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Khánh Hòa từ ngày 23-25/7/2003. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm cán bộ, chiến sỹ Vùng 4 Hải quân, tỉnh Khánh Hòa, ngày 24/7/2003. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm công trình xây dựng Cảng nước sâu Chân Mây (Thừa Thiên Huế), ngày 11/9/2002. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm và làm việc với Đại học Thái Nguyên, ngày 8/5/2002. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh ở chùa Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh, ngày 11/3/2002. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói chuyện với nhân dân cụm xã, phường ở thị xã Châu Đốc, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh An Giang từ ngày 8-9/3/2002. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)