Danh sách tin

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ III

Thời gian: Từ 5 đến 10-9-1960 Địa điểm: Thủ đô Hà Nội Số lượng đảng viên trong cả nước: 500.000 Số lượng tham dự Đại hội: 525 đại biểu Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh Bí thư Thứ nhất được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 47 uỷ viên. Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 11 uỷ viên Nhiệm vụ chính: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 12-9-1960.

Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam Đại hội Lần thứ II của Đảng

Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ II

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chế độ phát xít sụp đổ, cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thêm trầm trọng, Liên Xô ngày càng cường thịnh, phong trào dân chủ lên cao. Thế giới chia làm hai phe: phe dân chủ chống đế quốc do Liên Xô lãnh đạo, phe đế quốc phản dân chủ do Mỹ cầm đầu.

Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ II

Đảng Lao động Việt Nam thành khẩn yêu cầu các đoàn thể và đồng bào thật thà phê bình cán bộ đảng viên và chính sách của Đảng đặng cho Đảng luôn luôn tiến bộ và làm đúng nguyện vọng của nhân dân. Tin ở cố gắng của toàn thể đảng viên, ở sức ủng hộ của anh chị em lao động và sự hưởng ứng của toàn thể đồng bào. Đảng Lao động Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, Góp sức gìn giữ hòa bình và dân chủ thế giới, Tiến đến chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ II

Thời gian: Từ 11 đến 19-2-1951 Địa điểm: Xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang Số lượng đảng viên trong cả nước:766.349 Số lượng tham dự Đại hội: 158 đại biểu Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Trường Chinh Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại đại hội gồm 29 uỷ viên và Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội gồm 7 uỷ viên. Nhiệm vụ chính: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, Đại hội Đảng lần thứ nhất

Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xôviết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản.

Nghị quyết Chính trị của Đại biểu Đại hội (congrès) lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 27 - 31/3/1935

Đại hội cần nhắc cho các đảng bộ và các đồng chí hiểu rằng trong công tác hằng ngày của mình cần biết rằng nhiệm vụ nào là chính yếu để tập trung đại lực của mình vào đấy chớ không nên rải rác tan tác, phân phối sức lực của mình một cách bình quân vào hết các công việc, khiến cho nhiệm vụ nào cũng mó tay vào, mà kết quả không có nhiệm vụ nào thực hiện được mỹ mãn cả. Vì lẽ đó mà Đảng Đại hội bắt buộc các đảng bộ tập trung lực lượng của mình vào ba nhiệm vụ chính:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng

Đại hội lần thứ nhất của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đại hội đánh dấu sự khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ I

Thời gian: từ 27 đến 31-3-1935 Địa điểm: Nhà số 2 Quan Công Lộ, Ma Cao, Trung Quốc Số lượng đảng viên trong cả nước: 600 Số lượng tham dự Đại hội: 13 đại biểu Tổng bí thư do Đại hội bầu: đồng chí Lê Hồng Phong Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội gồm 13 đồng chí Nhiệm vụ chính: Củng cố hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến nước ngoài.