Sứ mệnh của Đảng ta là lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho nước nhà mãi mãi độc lập, tự do. Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân, đó là mục đích đấu tranh cách mạng và khẩu hiệu hành động hằng ngày của toàn Đảng.
Đại hội lần thứ nǎm của Đảng tiến hành kiểm điểm việc chấp hành đường lối của Đại hội lần thứ tư, đánh giá đúng thành tựu, khuyết điểm và thực trạng kinh tế, xã hội hiện nay, phân tích rõ nguyên nhân của thắng lợi và khó khǎn, vạch ra những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong tình hình mới, quyết định những chủ trương và biện pháp nhằm phát huy các thế mạnh của đất nước, đưa nền kinh tế vượt qua khó khǎn và tiến lên, nhằm củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày, đã nêu lên bức tranh toàn cảnh của sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta từ Đại hội lần thứ IV đến Đại hội lần thứ V của Đảng.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư của Đảng trình bày, đã tổng kết một cách toàn diện tình hình cách mạng nước ta từ sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, sự hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương trong nhiệm kỳ qua và đề nghị với Đại hội những mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong thời gian tới tiến lên vững chắc.
Nghị quyết của Đảng về "Báo cáo về xây dựng Đảng" và những đề nghị cụ thể về bổ sung Điều lệ Đảng
Nghị quyết của Đảng về Báo cáo chính trị do Ban Chấp hành Trung ương khóa IV trình tại Đại hội
Ngày 3-2-1930, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đó là việc thành lập Đảng ta, Đảng Cộng sản Đông Dương, được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951, và ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng quang vinh do Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và của dân tộc, sáng lập, giáo dục và rèn luyện.
Đại hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam là đỉnh cao của một quá trình làm việc nghiêm túc, diễn ra suốt thời gian chuẩn bị hơn một năm, tập hợp trí tuệ tập thể của toàn Đảng, nhằm vạch ra phương hướng giải quyết những vấn đề to lớn và cấp bách đang đặt ra trên bước đường phát triển đi lên của cách mạng nước ta.
Sau năm năm kể từ Đại hội lần thứ IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, họp từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1982 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1033 đại biểu thay mặt 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Trong số đại biểu đó có 14 đảng viên từng tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng; 102 đại biểu hoạt động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp; 118 đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số phía Bắc và Tây Nam; 79 đại biểu là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua; một phần ba số đại biểu có trình độ từ đại học trở lên, nhiều đại biểu là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Đến dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế.
Thời gian: từ 27 đến 31-3-1982
Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
Số lượng Đảng viên trong cả nước: 1.727.000
Số lượng tham dự Đại hội: 1.033 đại biểu
Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn
Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 116 uỷ viên
Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên
Nhiệm vụ chính: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam