Danh sách tin

Bản trình bày của đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội X của Đảng

Từ chiều 18 đến hết ngày 20 – 4 –2006, Đại hội thảo luận phần văn kiện. Đã có 1.553 lượt ý kiến phát biểu ở đoàn và 29 ý kiến ở hội trường. Không khí thảo luận rất sôi nổi, liên tục có tranh luận. Nội dung các ý kiến rất phong phú, thẳng thắn, tâm huyết.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm và đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết sách cho thời kỳ tới. Chủ đề của Đại hội là: phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại. Thế kỷ XX đã kết thúc. Thế kỷ XXI vừa bắt đầu. Toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 và 15 năm đổi mới.

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và 2020; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời điểm lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Công cuộc đổi mới toàn diện mở đầu từ Đại hội VI đã trải qua gần 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Đại hội VIII có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân ta trong thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ VIII

Thời gian: từ 28-6 đến 1-7-1996. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng Đảng viên trong cả nước: 2.130.000. Số lượng tham dự Đại hội: 1198 đại biểu. Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười. Ban Chấp hành Trung ương: 170 uỷ viên. Bộ Chính trị: 19 uỷ viên.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Đại hội VII của Đảng có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa làm được, những vấn đề mới nảy sinh, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm trên các lĩnh vực chủ yếu. Trên cơ sở đó, hoàn chỉnh, bổ sung và phát triển các chủ trương đổi mới của Đại hội VI, đề ra các phương hướng, nhiệm vụ lớn cho 5 năm 1991-1995.

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000

Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở mang giáo dục, khoa học, văn hoá, y tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn ở tình trạng nông nghiệp lạc hậu, còn nặng tính chất tự cấp, tự túc. Trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội thấp kém. Cơ cấu kinh tế mất cân đối nặng. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nền kinh tế rất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, tích luỹ trong nước chưa đáng kể, còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Sau thắng lợi lịch sử mùa Xuân 1975, nhân dân ta tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đã đạt những thành tựu to lớn: thiết lập chính quyền nhân dân ở cả miền Nam, thống nhất nước nhà; khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh; từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới và cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ VII

Thời gian: từ 24 đến 27-6-1991 Địa điểm: Thủ đô Hà Nội Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.155.022 Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 146 uỷ viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên Nhiệm vụ chính: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

Sau năm năm kể từ Đại hội lần thứ IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, họp từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1982 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1033 đại biểu thay mặt 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Trong số đại biểu đó có 14 đảng viên từng tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng; 102 đại biểu hoạt động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp; 118 đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số phía Bắc và Tây Nam; 79 đại biểu là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua; một phần ba số đại biểu có trình độ từ đại học trở lên, nhiều đại biểu là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Đến dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế.

Nghị quyết Chính trị của Đại biểu Đại hội (congrès) lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 27 - 31/3/1935

Đại hội cần nhắc cho các đảng bộ và các đồng chí hiểu rằng trong công tác hằng ngày của mình cần biết rằng nhiệm vụ nào là chính yếu để tập trung đại lực của mình vào đấy chớ không nên rải rác tan tác, phân phối sức lực của mình một cách bình quân vào hết các công việc, khiến cho nhiệm vụ nào cũng mó tay vào, mà kết quả không có nhiệm vụ nào thực hiện được mỹ mãn cả. Vì lẽ đó mà Đảng Đại hội bắt buộc các đảng bộ tập trung lực lượng của mình vào ba nhiệm vụ chính:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng

Đại hội lần thứ nhất của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đại hội đánh dấu sự khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tin báo chí